dieu-tri-ban-chan-bet

Điều trị bàn chân bẹt

Sản phẩm được thiết kế và chế tạo đơn chiếc để đi trong giày, phù hợp với từng bệnh nhân nhằm: Nâng đỡ vòm dọc, vòm ngang của lòng bàn chân bị bẹt. Tạo cân bằng cho trường hợp lệch chiều dài giữa các chi dưới. Giảm đau, tránh tì đè lên các vét loét do tiểu đường, viêm cơ hay các nguyên nhân khác. Thiết kế phân bố đều trọng lượng cơ thể cho các bệnh nhân bị đau gan bàn chân khi đi bộ do trọng lượng cơ thể quá lớn….vv.

Thông tin chi tiết

ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN BẸT

1. Bàn chân bẹt là gì?

- Bàn chân bẹt là sự thay đổi trong hình dạng bàn chân trong đó chân không có vòm bình thường khi đứng do cung dọc của bàn chân có hiện tượng sụp xuống và trải phẳng, làm cho gần như toàn bộ gan bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

- Bình thường hệ thống dây chằng, vòm bàn chân giúp cho chúng ta có thể chịu lực, cân bằng, đi đứng nhẹ nhàng. Nó cũng giống như bộ giảm xóc, giúp giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân di chuyển.

- Những ai có hệ thống dây chằng quá lỏng lẻo sẽ dễ bị bàn chân bẹt. Đó là vì các xương ở bàn chân không được cố định tốt. Thông thường, bàn chân của mỗi cơ thể có độ lõm bình thường nhưng ở Bàn chân bẹt không có độ lõm như ta thường thấy. Vùng cấu trúc xương ở chân bị dồn sụp xuống và lệch về phía bên trong của chân.

‘American Academy of Orthopaedic Surgeons - Atlas of Orthoses and Assistive Devices’

2. Ảnh hưởng của Bàn chân bẹt

- Bàn chân bẹt là một dạng dị tật phổ biến trên thế giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống và sự phát triển sau này của trẻ như hình dáng của trẻ; ảnh hưởng tới việc đi lại, chạy nhảy. Khi đi, đứng hay khi chạy, nhảy sức chịu đựng của bàn chân kém, khó cân bằng.

- Những người có bàn chân bẹt khi đi lại, phần cạnh trong của bàn chân (phần vòm) có khuynh hướng áp xuống đất, khiến bàn chân có thể bị biến dạng về lâu dài.

- Mỗi khi chạy, nhảy trẻ dễ bị ngã vì bàn chân không đủ linh động khi chạm đất, cùng lúc gót vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân, khớp gối cũng bị ảnh hưởng, tác động không nhỏ tới khả năng chạy nhảy.

- Bàn chân bẹt cũng khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối.

- Sự lệch trục cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng, cổ, gây ra các rắc rối ở đó.

- Vấn đề bàn chân bẹt nếu không được can thiệp có thể dẫn đến cấu trúc bất thường như ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên, gai gót chân, viêm cân gan chân...

- Ban đầu, bàn chân bẹt không gây đau, đến một thời điểm nào đó khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng nữa người bệnh sẽ bị đau mắt cá chân, đau đầu gối, khớp háng hay thắt lưng.

3. Nguyên nhân gây bàn chân bẹt

- Một số trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân và thường phát triển thành chân bẹt.

- Cũng có thể có yếu tố di truyền vì nhiều gia đình cả bố mẹ và con đều bị bàn chân bẹt.

- Khi bị gãy xương, mắc một số bệnh lý như thấp khớp, bệnh lý liên quan đến di chứng bại liệt, bại não.

- Béo phì, đái tháo đường, cao tuổi và mang thai cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ bàn chân bẹt.

- Hội chứng bàn chân bẹt có thể do thói quen đi chân đất, đi dép, xăng đan có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ.

Tìm hiểu nguyên nhân và nhận biết sớm các triệu chứng sẽ giúp bệnh nhân có hướng điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa các biến chứng về sau!!!

4. Cách kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt

a) Cách đơn giản để xem trẻ có bị mắc chứng bàn chân bẹt hay không là bạn có thể làm ướt bàn chân của trẻ, sau đó yêu cầu con đặt bàn chân để in lên một tờ bìa để nhìn rõ nốt in. Nếu nhìn thấy dấu ấn của cả bàn chân trên bề mặt in thì có khả năng là trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt. Tuy nhiên, nếu phần hình in có một khoảng trống nhỏ (vòm cong) xuất hiện thì bố mẹ có thể yên tâm.

b) Bố mẹ có thể dùng trực tiếp ngón tay của mình đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên một mặt phẳng. Nếu các ngón tay không thể luồn được vào gan bàn chân thì trẻ có thể đã mắc chứng bàn chân bẹt.

c) Trực quan:

- Gần như toàn bộ diện tích lòng bàn chân áp sát mặt đất khi ta đứng thẳng, dáng đi xòe chân ra ngoài, đầu gối xoay vào trong, bàn chân bị bẹt hoặc đế giày mòn không cân.

- Khi đi lại vận động bàn chân có biểu hiện áp sát vào ở bên trong, hoặc ở bên ngoài do bàn chân mất đi cân bằng.

- Có biểu hiện sụp vòm gan chân, hoặc nhìn từ sau gót chân bị vẹo ngoài.

- Trẻ thường xuyên bị tình trạng vấp và ngã và có biểu hiện đau chân, đầu gối.

Phát hiện sớm có thể điều trị phục hồi chức năng của bàn chân bằng phương pháp đơn giản!!!

5. Điều trị bàn chân bẹt

- Việc chữa trị bàn chân bẹt tốt nhất ở trẻ có độ tuổi từ 2 - 7 tuổi. Nếu được phát hiện sớm, phương pháp trị liệu không mổ với đế giày chỉnh hình y khoa là giải pháp đơn giản và hiệu quả để điều chỉnh tật bàn chân bẹt của trẻ. Đó là một miếng lót giày được thiết kế đặc biệt, đo trên chân của từng người, giúp tạo vòm và nâng đỡ bàn chân, hỗ trợ để xương khớp trở về đúng trục, từ đó có thể giảm thiểu hàng loạt rắc rối có thể nảy sinh.

- Đế giày chỉnh hình được chế tạo bởi các Kỹ sư chỉnh hình của Trung tâm Chân Tay giả và Nẹp chỉnh hình GIA KHIÊM áp dụng các công nghệ và vật liệu khác nhau theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Chân Tay giả và Nẹp chỉnh hình Quốc tế (ISPO) có thể được lót dưới hầu hết các loại giày dép thông dụng. Bệnh nhân được khuyến cáo nên sử dụng thường xuyên trong các hoạt động đi đứng hàng ngày, mỗi khi bàn chân phải chịu lực.

- Đi đế giày này thường xuyên, cấu trúc bàn chân của trẻ 2 - 8 tuổi có thể trở về vị trí cân bằng mong muốn. Từ sau giai đoạn này cho tới 12 tuổi, việc tạo vòm mang lại hiệu quả thấp hơn và thời gian mang đế chỉnh hình cũng kéo dài hơn.

- Ở người trưởng thành, đế chỉnh hình có tác dụng ngăn ngừa đau khớp, thoái hóa khớp... nhưng không thể tạo vòm nữa và họ cần mang đế suốt đời.

- Phẫu thuật chỉnh hình không cần thiết với trẻ dưới 8 tuổi và dị tật ít nghiêm trọng.

Hãy gọi điện cho chúng tôi để được đặt lịch khám miễn phí!

Sản phẩm liên quan