Chân giả tháo khớp Hông
Thông tin chi tiết
Chỉ định và thiết kế chân giả tháo khớp hông:
- Socket cho khung chậu (bao hông) cần được thiết kế hoàn toàn khác so với cắt cụt ngang xương chày hay xương đùi. Một socket khung chậu cần phải tạo được diện đỡ và chịu lực cho phía bên bị cắt cụt. Một cái bao hông ôm ngang, khít khung chậu sẽ cung cấp được diện tiếp xúc để chuyển tải lực từ khung chậu xuống chân. Trong thì lăng ( khi vung chân ra trước) nó hoạt động như một quả lắc được kiểm soát bởi vận động của khung chậu. Trong thì đứng (khi đứng) chân giả được kiểm soát bởi lực cơ thể con người và lực phản hồi từ mặt đất.
- Khớp hông chân giả, để đảm bảo an toàn và chắc chắn, cần được đặt ở vị trí phía trước và lên phía trên so với khớp hông tự nhiên.
- Khớp gối sẽ cung cấp sự ổn định khi đứng. Bàn chân giả là bộ phận chịu lực nhiều nhất của chân gỉa (như của một quả lắc dài). Vì vậy, cần phải nhẹ và đơn giản.
Hình 1: Bó bột lấy khuôn mẫu sản xuất
Hình 2: Chân giả tháo khớp hông - Linh kiện của hãng OttoBock
Hình 3: Chân giả tháo khớp hông hoàn thiện
Hình 4: Khớp hông 7E7 nhập khẩu
Hình 5: Kiểm tra kỹ thuật chân giả tháo khớp hông Modular. Sử dụng khớp gối 3R18. Bàn chân SACH
Hình 6: Chân giả tháo khớp hông Modular đã hoàn thiện
Hình 7: Kiểm tra kỹ thuật chân giả tháo khớp hông Modular ở tư thế ngồi. Sử dụng khớp gối và khớp hông có khóa an toàn. Bàn chân đơn trục
Hình 8: Kiểm tra kỹ thuật chân giả tháo khớp hông Modular ở tư thế đi và đứng chịu lực