Điều trị phục hồi chức năng bệnh đột quỵ

Bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não đột ngột. Nguyên nhân có thể do sự tắc nghẽn mạch máu não làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc; hoặc do vỡ mạch máu trong não làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chèn ép mô não.

Hậu quả của bệnh đột quỵ làm phần não có liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được, dẫn đến các bộ phận cơ thể mà phần não đó kiểm soát cũng không thể hoạt động bình thường được.

Điều trị phục hồi chức năng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi khả năng vận động của bệnh nhân đột quỵ, giảm rối loạn chức năng, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Việc điều trị phục hồi chức năng bệnh đột quỵ chủ yếu bao gồm:

1. Liệu pháp bài tập: Là liệu pháp luyện tập phục hồi chức năng nhằm vào việc điều tiết hoạt động của hai tay, mục đích là phục hồi khả năng sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. 

2. Vật lý trị liệu: Như kích thích bằng máy điện  xung, điều trị phản xạ sinh học và các liệu pháp vật lý trị liệu tương ứng, cải thiện vấn đề liệt nửa người của bệnh nhân.

3. Điều trị ngôn ngữ: Điều trị đối với những trường hợp đột quỵ kèm trở ngại về mặt ngôn ngữ, mục đích là cải thiện khả năng giao tiếp về mặt ngôn ngữ của bệnh nhân.

4. Điều trị chứng khó nuốt: Đánh giá việc khó nuốt, điều trị kích thích xung điện với sóng thấp thấp, rèn luyện thổi bóng, kiểm soát chức năng khoang miệng, rèn luyện phương pháp nuốt, phản xạ nuốt và rèn luyện điều tiết kỹ năng nuốt, lựa chọn thực phẩm và chế biến, hướng dẫn về mặt dinh dưỡng. 

5. Điều trị tâm lý: Bệnh nhân đột quỵ thường kèm chứng trầm cảm, lo lắng, cần can thiệp liệu pháp tâm lý thích hợp.

6. Điều trị bằng Nẹp Chỉnh hình: Đối với bệnh nhân liệt nửa người cần sử dụng nẹp chỉnh hình thích hợp để tránh tình trạng biến dạng tay, chân và hỗ trợ các chức năng vận động. Nẹp chỉnh hình chi dưới Ankle Foot Orthosis (AFO) được các kỹ sư chỉnh hình thiết kế, chế tạo bằng vật liệu Polypropynene để điều trị, hỗ trợ các chức năng vận động của người mắc bệnh đột quỵ.

Bệnh nhân đột quỵ, sau tai biến thường để lại di chứng Rủ bàn chân “plantalflexor” và bàn tay bị “Rũ cổ cò”.

Vận động khó khăn sau tai biến

Nẹp chỉnh hình có chất lượng cao phải được thiết kế phù hợp, vừa vặn với từng bệnh nhân. Các tính năng chính của nẹp chỉnh hình AFO và Nẹp tay mang lại lợi ích  đặc biệt trong điều trị, giữ cho cơ thể ở vị trí giải phẫu trung gian và hỗ trợ người dùng trong luyện tập phục hồi chức năng để đi bộ một cách tự nhiên thông qua việc sinh ra phản lực mặt đất “ground reaction forces” có tác dụng hỗ trợ gấp mu bàn chân “dorsiflexion” tạo ảnh hưởng có lợi đến đầu gối và khớp mắt cá chân.

Sử dụng nẹp chỉnh hình AFO của Trung tâm Chỉnh hình Gia Khiêm, tư thế bàn chân đã được cải thiện tạo thuận lợi cho quá trình luyện tập, vận động

Tư thế bàn tay được cải thiện khi sử dụng nẹp Chi trên của Trung tâm Chỉnh hình Gia Khiêm

Bài viết liên quan

Người mới cắt cụt nên biết

Lời khuyên thực tế dành cho bệnh nhân cụt chi

Công nghệ: Quy trình sản xuất Chân Tay giả

Cách lựa chọn, thiết kế chân giả hiệu quả

Tìm hiểu về các nhóm sản phẩm tay giả

Năng lượng sử dụng khi đi bộ

Các hoạt động thể thao và giải trí

Di chuyển ngoài trời