Cách lựa chọn, thiết kế chân giả hiệu quả

Để lựa chọn, thiết kế Chân giả để sử dụng hiệu quả phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Lựa chọn, thiết kế Chân giả để sử dụng hiệu quả phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Tuổi;
- Giới tính;
- Các rối loạn nội khoa có liên quan như bệnh tim mạch;
- Các bệnh của bộ máy vận động và tư thế như bệnh về cơ, xương, khớp…vv;
- Tình trạng tâm lý;
- Tình trạng thể chất chung, cân nặng của cơ thể ;

- Mức cắt cụt, chiều dài mỏm cụt;
- Kỹ thuật cắt cụt (ví dụ: tạo hình cơ, cố định cơ, vị trí đặt sẹo…vv.);
- Tuần hoàn của mỏm cụt;
- Tình trạng mô mềm;
- Tình trạng cơ bắp;
- Tình trạng da; Tình trạng sẹo và khả năng chịu lực;

- Nghề nghiệp; hoàn cảnh sống; môi trường sống;
- Sở thích, các môn thể thao…vv.

Nguyên nhân cắt cụt phổ biến:

-Tai nạn lao động và tai nạn giao thông.

- Do vết thương chiến tranh.

- Do các chấn thương khác.

- Do các loại U ác tính.

- Các rối loạn tuần hoàn.

- Nhiễm trùng

- Dị dạng bẩm sinh

Phân biệt các mức độ cắt cụt.

Cắt cụt vùng bàn chân

 - Cắt một phần mũi bàn

 - Cắt ngang qua các khớp trước cổ chân

 - Cắt ngang qua khớp cổ chân

Cắt cụt phạm vi cẳng chân (Bên dưới đầu gối)

 - Cắt ngang qua 1/3 dưới xương chày

 - Cắt ngang qua 1/3 giữa xương chày

 - Cắt ngang qua 1/3 trên xương chày

Cắt cụt phạm vi xương đùi (bên trên đầu gối)

 - Cắt ngang qua 1/3 dưới xương đùi

 - Cắt ngang qua 1/3 giữa xương đùi

 - Cắt ngang qua 1/3 trên xương đùi

Tháo khớp

 - Tháo khớp gối

 - Tháo khớp hông

Bài viết liên quan

Người mới cắt cụt nên biết

Lời khuyên thực tế dành cho bệnh nhân cụt chi

Công nghệ: Quy trình sản xuất Chân Tay giả

Tìm hiểu về các nhóm sản phẩm tay giả

Năng lượng sử dụng khi đi bộ

Các hoạt động thể thao và giải trí

Di chuyển ngoài trời

Điều trị phục hồi chức năng bệnh đột quỵ