GIA KHIEM Orthopaedic
Phục hồi vận động & Tái tạo cuộc sống!
Restore Mobility & Rebuild Life
ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI CỤT CHI
“Vận động là một yếu tố quan trọng mang lại chất lượng cuộc sống, dù ở bất kì độ tuổi nào”
Mục đích quan trọng nhất trong việc lắp chân giả – từ phẫu thuật cắt cụt, phục hồi chức năng cho đến việc thích nghi với chân giả – là nhằm phục hồi khả năng vận động của bạn.
Ngay cả khi một số mặt trong cuộc sống của bạn thay đổi, bạn vẫn có thể giữ được một cuộc sống rất năng động trong tương lai. Quá trình phục hồi chức năng này trung bình mất khoảng vài tháng và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm động lực của bản thân và sự tương thích với bộ phận giả.
Sự lựa chọn chân giả có chất lượng tốt và phù hợp nhất, đáp ứng các yêu cầu cuộc sống hàng ngày là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, sự hợp tác tích cực của bạn là cần thiết cho sự thành công của việc phục hồi chức năng.
Bạn sẽ nhận ra mình đang ở trong một hoàn cảnh mới sau phẫu thuật cắt cụt. Chương tiếp theo trong cuộc đời sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực của bạn. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi bao gồm các thay đổi của phần chi còn lại, tăng hoặc giảm trọng lượng, nơi sinh sống, gia đình, người thân, bạn bè, môi trường sống và nghề nghiệp của bạn.
Hỗ trợ tâm lý
Một cuộc phẫu thuật cắt cụt là một sự kiện bi thảm khiến bạn tổn thất sức mạnh tinh thần. Đó là lý do bạn cần tìm đến sự hỗ trợ tâm lý, bạn có thể thảo luận nhiều điều với các chuyên gia đã qua đào tạo về tâm lý học, giải tỏa căng thẳng với gia đình và bạn bè của bạn. Những buổi thảo luận này cũng sẽ giúp bạn có thêm sức mạnh cho giai đoạn mới của cuộc đời mình. Bạn nên tìm đến sự hỗ trợ này càng sớm càng tốt, bởi vượt qua được những nỗi sợ hãi và xung đột tinh thần sẽ giúp bạn phục hồi nhanh chóng và lấy lại chất lượng sống tốt cho bạn.
“Một cuộc phẫu thuật cắt cụt cùng với sự sợ hãi
có thể gây ra trầm cảm. Chúng ta cần tránh điều này!”
🌟 Dù bạn mới bị mất chi hoặc đã sử dụng chân tay giả nhiều năm, có thể bạn chưa nắm được những bước tiến vượt bậc trong ngành Kỹ thuật Chỉnh hình hiện nay. Những đổi mới vượt trội về:
- Công nghệ sản xuất hiện đại
- Thiết kế cá nhân hóa
- Vật liệu mới nhẹ – bền – linh hoạt
- Linh kiện và bán thành phẩm tiên tiến
đã giúp Chân tay giả và Nẹp chỉnh hình ngày nay đạt được nhiều chức năng ưu việt, hỗ trợ phục hồi vận động tối ưu cho người sử dụng.
🔍 Hiểu rõ quy trình phục hồi sau cắt cụt chi
Mục tiêu quan trọng nhất là giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động và độc lập trong sinh hoạt.
✅ Những câu hỏi thường gặp:
- Tôi có thể đi lại và làm việc bình thường không?
- Bao lâu thì tôi có thể mang chân tay giả?
- Có đau không? Tôi nên chuẩn bị tâm lý thế nào?
→ Hãy tham khảo ý kiến các Kỹ sư chỉnh hình và Chuyên gia phục hồi chức năng tại Trung tâm GIA KHIÊM để được tư vấn cụ thể.
🏥 Giai đoạn điều trị ngay sau phẫu thuật
- Tập vận động sớm trên giường hoặc trong phòng bệnh.
- Tập gập, duỗi, khép, dạng hông và các nhóm cơ vùng mỏm cụt.
- Tác động tâm lý rất lớn: bệnh nhân có thể lo âu, chán nản → cần lắng nghe và hỗ trợ tâm lý tích cực.
🚨 Các biến chứng có thể gặp tại mỏm cụt
- Vết thương hở, nhiễm trùng xương
- Viêm da, chồi xương, hoại tử
- U thần kinh, phù nề mỏm cụt
→ Giải pháp: Tập chủ động, chăm sóc đúng kỹ thuật và theo dõi định kỳ.
⚡ Phù nề & đau sau cắt cụt
- Phù nề: thường xảy ra ngay sau mổ hoặc tái phát sau này.
- Đau chi ma: cảm giác đau ở phần chi đã bị cắt (đau như bị đâm, co rút, chuột rút…)
- Cảm giác chi ma: vẫn cảm nhận chi dù đã bị mất → hoàn toàn bình thường.
📌 Hướng dẫn băng mỏm cụt đúng cách
🦿 Với cắt ngang xương chày (dưới gối):
- Băng chặt phía mỏm cụt, lỏng dần lên đầu gối
- Tránh nếp nhăn, không để tê
- Băng sạch và thay thường xuyên
🦿 Với cắt ngang xương đùi (trên gối):
- Băng chặt phía mỏm cụt, lỏng dần về khớp hông
- Chú ý cần tạo áp lực đều, không tạo áp lực cục bộ
🛡️ Phòng ngừa co cứng khớp
- Sau mổ cần duỗi thẳng gối ngay lập tức nếu cắt dưới gối
- Nếu cắt trên gối: đề phòng co cứng khớp háng, phải tập duỗi và khép hông
- Khuyến khích bệnh nhân nằm sấp hoặc nghiêng để giữ khớp hông trung tính
📝 LỜI KHUYÊN THỰC TẾ DÀNH CHO BỆNH NHÂN CỤT CHI
🔹 1. Chăm sóc mỏm cụt
- Rửa mỏm cụt hàng ngày bằng xà phòng dịu nhẹ và nước sạch.
- Lau khô kỹ, đặc biệt ở các nếp gấp da.
- Vào thời tiết nóng hoặc khi ra nhiều mồ hôi, rửa lại mỏm cụt nhiều lần mỗi ngày bằng nước lạnh.
- Kiểm tra da hằng ngày: nếu phát hiện vết rách, bỏng, phồng rộp → ngưng dùng chân tay giả và liên hệ bác sĩ hoặc kỹ sư chỉnh hình.
✅ Các bước vệ sinh mỏm cụt:
- Rửa sạch tay.
- Rửa mỏm cụt từ 2–4 lần/ngày.
- Lau khô bằng khăn sạch, mát.
- Giữ cho tất và ổ mỏm cụt luôn khô – sạch.
🔹 2. Chăm sóc chân lành
- Rất quan trọng! Khả năng đi lại của bạn phụ thuộc vào chân lành.
- Đặc biệt chú ý nếu bạn bị tiểu đường hoặc bệnh mạch máu ngoại biên.
- Kiểm tra chân lành hàng ngày, giữ vệ sinh và không để trầy xước.
🔹 3. Chăm sóc chân tay giả
- Bảo trì định kỳ: đặc biệt nếu dùng nhiều hoặc vận động mạnh.
- Nếu có vấn đề về:
- Sự vừa vặn
- Chiều cao chân giả
- Hệ thống treo
- Cảm giác khó chịu, đau nhức, trầy xước…
👉 Hãy liên hệ ngay kỹ sư chỉnh hình hoặc kỹ thuật viên để được kiểm tra và điều chỉnh.
- Không đi chân tay giả vào nước nếu không được bảo vệ đặc biệt hoặc dùng loại chuyên dụng cho môi trường nước.
🔹 4. Theo dõi trọng lượng cơ thể
- Tăng cân → chân giả có thể chật, gây đau, trật khớp, phồng rộp do cơ bị ép.
- Giảm cân → chân giả có thể rộng, gây lỏng lẻo, không ổn định.
- Trong cả hai trường hợp, ổ mỏm cụt cần điều chỉnh lại.
- Xem xét thêm tất lót hoặc thay đổi hệ thống treo để đảm bảo thoải mái và an toàn.
🔹 5. Lưu ý về tất mỏm cụt
- Luôn mang tất khô và sạch.
- Vào mùa nóng, nên thay tất nhiều lần trong ngày.
- Có nhiều loại tất mỏm cụt với vật liệu khác nhau → nên thử nghiệm để tìm loại phù hợp nhất với cơ thể.
BƯỚC ĐI VỚI CHÂN GIẢ
Cũng nhờ vào công nghệ hiện đại, ngày nay nhiều loại Chân, Tay giả có thể được chế tạo cho những yêu cầu khác nhau. Do đó các sản phẩm được lựa chọn phù hợp nhất với bạn mang vai trò chủ đạo, nó được thiết kế để mang lại sự tự tin cho bạn trong việc sử dụng và để học lại các cách chuyển động, đi lại mỗi ngày.
Việc bước đi trên các bề mặt bằng phẳng
Một khi bạn tự tin trong việc sử dụng thành thạo chân giả đúng cách, việc luyện tập dáng đi thật sự có thể bắt đầu. Mục tiêu là nhằm tăng cường sự phối hợp và cân bằng, khả năng chịu tải đủ của chân giả và làm thẳng khung chậu, cột sống và phần than mình phía trên. Bạn cũng nên tiếp tục tăng cường luyện tập các cơ vì các cơ mạnh mẽ là cần thiết cho một tư thế ổn định, dáng đi tự nhiên trong khi di chuyển.
Trước tiên bạn học cách phân bổ đều trọng lượng cơ thể của bạn và đứng một chân giữa các thanh song song. Không nâng tất cả trọng lượng cơ thể của bạn bằng hai cánh tay và chân lành lặn của bạn mà hãy sử dụng chân giả của bạn nữa. Ngay khi bạn có thể đi lại giữa các thanh song song, tiếp tục luyện tập dáng đi mà không cần đến sự hỗ trợ. Mục tiêu đầu tiên là giảm dần việc sử dụng bất kỳ thiết bị hỗ trợ tập đi nào mà bạn có thể cần đến trước đây (như Nạng chống). Điều này có thể đạt được thông qua sự kết hợp của kỹ thuật đi bộ đúng, nhằm tăng cường hệ thống cơ bắp thân trên. Theo thời gian bạn sẽ không còn cần đến sự hỗ trợ như vậy nữa.
Bước đi an toàn lên dốc và cầu thang
Bạn sẽ luôn đối mặt với các chướng ngại vật trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như gờ, cầu thang trong nhà, đường dốc, đường gồ ghề… Các bộ phận linh kiện làm chân giả của bạn đảm bảo kỹ thuật, phù hợp với bạn là điều cần thiết, quan trọng bởi vì các khớp gối khác nhau yêu cầu các kỹ thuật đi bộ khác nhau. Chẳng hạn, việc định vị chính xác bàn chân hoặc sử dụng tay vịn đóng một vai trò quan trọng.
Sử dụng chân giả
Bao gồm việc tháo và lắp chân giả, đứng dậy và ngồi xuống cũng như giữ thăng bằng và luyện tập dáng đi. Các khả năng liên quan đến chức năng của các thành phần kết cấu giả, chẳng hạn như bàn chân và khớp gối giả, có thể rất khác biệt. Do đó việc chỉ định, lựa chọn kỹ linh kiện, vật liệu lắp giả là rất quan trọng, mặt khác việc hướng dẫn sử dụng cững đặc biệt quan trọng nhằm đạt được mục tiêu trị liệu cá nhân của bạn.
Mang và tháo đúng cách
Mang và tháo ra chân giả một cách độc lập là điều quan trọng trong việc sử dụng mỗi ngày. Thoạt đầu gia đình của bạn có thể giúp bạn việc này nhưng mục tiêu chính là bạn phải có khả năng tự thực hiện việc này.
Có nhiều cách khác nhau để mang chân giả của bạn, tùy thuộc vào loại chân giả và các đặc tính của phần chi còn lại (chức năng của tay…vv.). Các kỹ sư/ kỹ thuật viên chỉnh hình sẽ tư vấn, hướng dẫn cho bạn biết điều gì là tốt nhất.
Ngồi xuống và đứng lên
Một khi bạn đã biết cách mang và tháo ra, ngồi xuống và đứng lên cũng là những hoạt động hàng ngày mà bạn sẽ học. Các bài luyện tập theo yêu cầu tùy thuộc vào các tính năng chân giả của bạn.
I. CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Việc mất đi một phần cơ thế mang đến nhiều câu hỏi cho người thân gia đình cũng như cá nhân bị ảnh hưởng. Bạn sẽ tìm thấy tại đây những câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp tại đây:
Sao tôi lại cảm thấy đau ở phần chi còn lại?
Có rất nhiều cơn đau có thể xuất hiện ở phần chi còn lại ngay sau phẫu thuật bao gồm đau do vết thương ở xương, đau ngay chỗ vết thương, đau chi ma (đau ảo ở phần cơ thể đã mất)…vv. Những cơn đau này sẽ được điều trị dựa trên nguyên nhân ( ví dụ như với thuốc, nóng/ lạnh, băng mỏm cụt).
Hãy tham vấn với chuyên gia để tìm ra cách điều trị phù hợp nhất.
Sau bao lâu có thể lắp chân/tay giả?
Bạn có thể đợi khoảng khoảng 3-4 tuần lễ sau mổ, khi vết khâu đã lành các chỉ khâu đã lấy ra. Thời gian sau phẫu thuật từ 7 đến 10 ngày bệnh nhân đã phải thực hiện các chương trình phục hồi chức năng.
Tôi có thể quay lại công việc sau khi lắp chân/tay giả không?
Điều này còn tùy thuộc vào tính chất công việc của bạn. Nếu công việc yêu cầu vận động nặng, bạn cần tham vấn kĩ với kỹ sư chỉnh hình trong giai đoạn tư vấn thăm khám để kĩ thuật viên có thể lựa chọn chất liệu phù hợp cho ổ mỏm cụt cũng như các bán thành phẩm liên quan trước khi vào công đoạn sản xuất.
Khi nào cần lắp chân/tay giả mới?
Không có một tiêu chuẩn hay thời gian ấn định cho câu hỏi này. Nếu ổ mỏm cụt (socket) của bạn vẫn vừa vặn không gây sự khó chịu, các bán thành phẩm, linh kiện vẫn hoạt động bình thường thì không cần thay một chân mới. Tuy nhiên bạn nên quay lại trung tâm Chân Tay giả & Nẹp chỉnh hình Gia Khiêm định kỳ theo lịch hẹn để các Kỹ sư/ Kỹ thuật viên chỉnh hình của chúng tôi có thể kiểm tra, bảo dưỡng miễn phí cho bạn.
📞 Liên hệ ngay hôm nay để được GK tư vấn miễn phí và nhận giải pháp cung cấp dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng phù hợp nhất với bạn!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.