GIA KHIEM Orthopaedic
Phục hồi vận động & Tái tạo cuộc sống!
Restore Mobility & Rebuild Life
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHÂN GIẢ TẠI CHỈNH HÌNH GIA KHIÊM
- Khám, đánh giá tình trạng mỏm cụt và thể trạng sức khỏe của cơ thể để đưa ra loại thiết kế Chân giả với linh kiện, vật liệu và công nghệ chế tạo phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
- Bó bột mỏm cụt để lấy mẫu cốt âm làm Ổ mỏm cụt Chân giả cho phù hợp với kích thước, hình dáng và thiết kế kỹ thuật. (Tháo bột ra sau 5’)
- Sửa, điều chỉnh cốt âm, thử trên bệnh nhân để chế tạo ổ mỏm cụt cho phù hợp kích cỡ của từng người.
- Lắp ráp các bộ phận của Chân cho phù hợp với các kích thước chiều cao của bệnh nhân.
- Bệnh nhân tập đứng bằng chân giả, tập lấy thăng bằng, tập ngồi.
- Bệnh nhân tập đi (điều chỉnh chân giả cho phù hợp theo từng đặc điểm của mỗi bệnh nhân).
- Hoàn thiện Chân giả
- Hướng dẫn sử dụng chân giả
- Hẹn lịch bảo dưỡng Chân giả định kỳ.
LINH KIỆN, VẬT LIỆU SẢN XUẤT CHÂN GIẢ
Khớp Háng: thiết kế theo kiểu bản lề nó cho phép khớp hông chuyển động gấp duỗi quanh một trục, giúp vân động linh hoạt, dễ thực hiện động tác ngồi tự nhiên.
|
Khớp Gối: thiết kế có nhiều kiểu khác nhau
– Khớp gối đơn trục_ kiểu xương ngoài truyền thống – Khớp gối đơn trục_ kiểu modular xương trong – Khớp gối đơn trục_modular có hệ kiểm soát thì lăng và thì đứng bằng bộ phận thủy lực – Khớp gối đa trục_modular có hệ kiểm soát thì lăng và thì đứng bằng bộ phận khí lực |
Ống Nối và Cụm điều chỉnh:
– Cụm nối xoay tĩnh – Cụm nối xoay động – Đầu nối adapeter – Van hút chân không – Vật liệu đệm – Dụng cụ treo, giữ chân giả |
Khớp Cổ Chân và Bàn Chân Giả
– Bàn chân giả không khớp – Bàn chân giả một trục – Bàn chân giả đa trục – Bàn chân giả linh hoạt – Bàn chân đa năng (mềm dẻo, đa hướng) |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.