Lời khuyên thực tế dành cho bệnh nhân cụt chi

Bệnh nhân cần biết rằng có thể hiện tượng đổ mồ hôi sẽ nhiều lên ở toàn bộ phần mỏm cụt được bọc trong ổ mỏm cụt (socket) của chân, tay giả. Những vấn đề bất thường về da có thể xảy ra nếu không giữ vệ sinh cẩn thận.

Chăm sóc mỏm cụt

Nên rửa mỏm cụt hàng ngày với xà phòng nhẹ và nước sạch, sau đó lau khô với khăn lạnh, đặc biệt chú ý  đến những vùng da  bị gấp nếp. Khi thời tiết nóng, mỏm cụt cần được rửa vài lần trong ngày.

Phải kiểm tra tình trạng da của mỏm cụt hàng ngày để phát hiện dấu hiệu lở loét. Nếu có bất cứ chỗ da nào bị rách, bi phỏng hay có những vấn đề khác, nên ngừng sử dụng chân giả cho đến khi có lời khuyên của bác sĩ hay kỹ sư chỉnh hình.

Các bước vệ sinh mỏm cụt

1.    Rửa sạch tay bạn

2.    Rửa mỏm cụt từ 2 ~ 4 lần / ngày bằng xà phòng

3.    Nếu bạn ra nhiều hồ hôi, hãy rửa mỏm cụt bằng nước lạnh.

Chăm sóc chân lành

Tất cả người cụt chi cần nhận thức rằng khả năng đi bộ của họ tùy thuộc vào tình trạng của chân lành. Đặc biệt điều này mang tính sống còn đối với những người bị bệnh mạch máu ngoại biên và bệnh đái tháo đường.

Chăm sóc chân giả

Chân giả đòi hỏi được bảo trì định kỳ, đặc biệt nếu như chân giả đó được dùng đến rất nhiều.

Bất cứ lúc nào, người bệnh có thắc mắc về những vấn đề liên quan đến sự vừa vặn, chiều dài, hệ thống treo, chức năng cơ học và tình trạng tổng quát của chân, tay giả hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia, kỹ sư chỉnh hình, kỹ thuật viên chân giả của chúng tôi.

Bệnh nhân không nên đi trong nước mà không bọc bảo vệ đặc biệt hoặc dùng loại chân giả thích hợp trong môi trường nước.

Trọng lượng cơ thể

Sự thay đổi trọng lượng của người cụt chi là nguyên nhân làm thay đổi sự vừa vặn của ổ mỏm cụt chân giả.

Đặc biệt, điều này có thể là vấn đề khi trọng lượng tăng lên và làm trật ổ mỏm cụt. Thí dụ cơ có nhiều mỡ phình ra ở vùng cơ khép ở mỏm cụt sẽ là nguyên nhân gây khó chịu, trầy xước.

Người bệnh gầy đi sẽ nhận thấy rằng ổ mỏm cụt quá rộng và cần phải điều chỉnh lại.         

Cách treo cũng cần được thay đổi, tất cả những chỗ chồi xương phải được kiểm tra và nên xem xét việc tăng thêm tất đệm lót.

Chú ý với tất mỏm cụt

Nên mang tất khô và sạch hàng ngày. Vào lúc thời tiết nóng, tất mỏm cụt  nên được  thay nhiều hơn một lần trong ngày.

Người bệnh cần biết đến một vài loại tất mỏm cụt có sẵn, đôi khi sự kết hợp nhiều chất liệu khác nhau cần được thử để đạt được sự vừa vặn thoải mái.

Bài viết liên quan

Người mới cắt cụt nên biết

Công nghệ: Quy trình sản xuất Chân Tay giả

Cách lựa chọn, thiết kế chân giả hiệu quả

Tìm hiểu về các nhóm sản phẩm tay giả

Năng lượng sử dụng khi đi bộ

Các hoạt động thể thao và giải trí

Di chuyển ngoài trời

Điều trị phục hồi chức năng bệnh đột quỵ